“Nhớ thương mùi tết” là cuộc thi viết về Tết xưa; hương vị của cái Tết truyền thống. Thuở mà đất nước còn nghèo còn khó. Nhớ hương vị bánh trưng bánh tét; hoa mai hoa đào; nhớ cái cảnh quây quần đầm ấm. Cuộc thi được tổ chức lần đầu năm 2019, năm nay ban tổ chức đem cuộc thi trở lại với mọi người. Không chỉ hướng đến đối tượng thí sinh trong nước; những người nước ngoài có tình yêu với Việt Nam và cái tết truyền thống cũng có thể tham gia ‘Nhớ mùi tết xưa’.
Tham dự cuộc thi viết năm nay, có sự góp mặt của rất nhiều nhà văn nổi tiếng. Trong số đó, đóng vai trò giám khảo cho cuộc thi là Nhà văn Trần Nhã Thụy, nhà thơ Trần Lê Sơn Ý…
Dự kiến thời gian bắt đầu nhận bài thi từ ngày 1/12/2020 và kết thúc vào ngày 15/2/2021. Giải thưởng của cuộc thi sẽ được ban tổ chức trao vào ngày 26/2.
Thể lệ cuộc thi
Mỗi người được gửi tối đa 3 bài viết (1 bút danh). Bài viết giới hạn độ dài là 1000 từ. Trong bài cũng có thể kèm theo ảnh minh họa để tăng tính sống động và chân thực. Về cơ cấu giải thưởng, giải nhất trị giá 30 triệu đồng (trong đó 10 triệu đồng tiền mặt; còn lại là quà tặng). Bên cạnh đó, sẽ có 1 giải nhì 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.
Lời chia sẻ của Ban giám khảo
Ban giám khảo gồm nhà thơ – nhà văn Trần Nhã Thụy, nhà thơ Trần Lê Sơn Ý, nhà báo Như Thuần, nhà báo Phạm Thủ. Trần Nhã Thụy; cho biết “mùi Tết” là ý tưởng từ cảm hứng về mùi của quê xưa nghèo khó; mùi nhang trầm; mùi cành mai vừa lặt lá, lá chuối, lá dong, bánh chưng, bánh tét… mỗi dịp xuân về. Cuộc thi để người tham gia tự do viết cảm nhận, ký ức, về thời khắc thiêng liêng đón Tết. Vui Tết ở quê nhà, đoàn tụ gia đình, những khoảnh khắc khó quên dịp sum vầy bên ông bà, cha mẹ, anh em, bè bạn, những ký ức Tết cổ truyền của công dân ở nước ngoài…
Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng
Sau một tháng phát động, đến nay, cuộc thi nhận được 347 bài viết; của các tác giả ở nhiều độ tuổi, từ 15 đến 80 tuổi. Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý cho biết xúc động với nhiều bài dự thi: “Có những cái Tết với vài ước mong bé mọn: một cậu bé bán vé số mồ côi cha mẹ thèm mùi Tết như bao đứa trẻ. Hay những du học sinh đón Tết ngay tâm dịch, chỉ thèm tí gió Xuân khi các cửa sổ bị bịt kín vì sợ nhiễm virus.
Có những cái Tết đẹp và thơ: Một cựu chiến binh năm nay đã 79 tuổi, năm 1971 vượt Trường Sơn vào miền Nam và ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nhìn thấy những bông mai vàng. Chuyện của ông làm người đọc trẻ hôm nay có dịp hiểu và cảm nhận sâu sắc về khoảng cách địa lý, đồng thời hiểu thêm về giá trị của sự kết nối, của văn hóa, cái đẹp mà nụ mai vàng năm xưa là một biểu tượng…”.
Ông Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ
Ông Nguyễn Hoàng Nam, trưởng ban tổ chức; nói Covid-19 xảy ra từ đầu năm đến nay tác động mạnh lên cuộc sống mọi người, để lại nhiều câu chuyện khó quên. Vì vậy, thí sinh còn có thể chuyện đón Tết muộn ở khu cách ly, chuyện những chiếc bánh chưng, bánh tét được gói thêm gửi tiếp sức cho đội ngũ y bác sĩ và lực lượng chống dịch…
Nhớ thương mùi Tết lần đầu tổ chức vào dịp Tết Kỷ Hợi 2019; nhận được hơn 700 bài viết trong hai tháng. Giải nhất thuộc về Gian bếp ấm và những cây đèn vỏ chai tháng Chạp của tác giả Nguyễn Hậu, Phú Yên.
Nguồn vnexpress.vn